Vị thuốc giúp quý ông sung mãn với sâm cau
Theo y học cổ truyền thì sâm cau có vị thơm nhẹ, tính ấm, vào 3 kinh thận, can và tỳ. Có tác dụng làm ấm thận,
Ngày nay khi y học càng hiện đại càng phát triển bao nhiêu thì sức khỏe của con người càng suy giảm và mắc nhiều căn bệnh nan y bấy nhiêu. Yếu sinh lý không phải là căn bệnh nan y nhưng lại là căn bệnh phổ biến hiện nay. Mặc dù căn bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại là nỗi ám ảnh đối với nam giới, vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống, hạnh phúc mỗi gia đình. Trước đây bệnh yếu sinh lý thường suy giảm theo độ tuổi nhưng ngày nay thì tình trạng này lại diễn ra khá phổ biến đặc biệt xảy ra ở lứa tuổi thanh niên. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc đông, nam, tây y điều trị căn bệnh này cho nam giới. Nhưng bên cạnh đó những bài thuốc từ thiên nhiên vẫn được quan tâm và biết đến nhiều hơn cả. Vì không những kết quả của loại thuốc này đem lại rất tốt mà còn rất an toàn nên ngày càng được nhiều người tìm đến sử dụng loại thuốc naỳ. Vài năm gần đây người ta biết đến sâm cau và coi loại sâm này như một thứ thần dược giúp phục hồi lại sinh lực đàn ông. Sâm cau là một trong những vị thuốc có tác dụng tăng cường sinh lý được sử dụng nhiều trong đông y cũng như trong nhân dân. Mặc dù mấy năm gần đây loài cây này đã được biết đến nhưng không phải ai cũng biết rõ về tác dụng mà chúng đem lại. Vậy loại cây này có những tác dụng gì mà được cánh mày râu tin dùng đến vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loại cây này nhé.
Sâm cau còn được gọi với cái tên khác là: tiên mao, ngải cau. Có tên khoa hoạc là Curculigo orchioides gaertn, thuộc họ thủy tiên. Sâm cau là loại cỏ cao hơn 40cm, thân hình trụ, dài. Lá hình mác hẹp hai đầu nhọn, dài 15 – 40 cm, rộng 12 – 35 mm, cuống dài 10 cm, trông gần giống lá cau nên được gọi là sâm cau. Hoa màu vàng mọc thành từng cụm, không cuống nằm trong bẹ. Qủa nang, thuôn dài 12-15 mm, dạt phình ơ hai đầu, phía dưới có một phần phụ hình liềm.
Sâm cau thường mọc phổ biến ở các tỉnh phía bắc đặc biệt vùng núi cao như: Lào Cai, Yên Bái, Sa Pa, Lai Châu…
Theo y học cổ truyền thì sâm cau có vị thơm nhẹ, tính ấm, vào 3 kinh thận, can và tỳ. Có tác dụng làm ấm thận, mạnh gân cốt, trừ hàn thấp. Chữa trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, chân tay, lạnh, lưng lạnh.
Theo y học hiện đại thì sâm cau có tác dụng tăng cường công năng miễn dịch, nâng cao năng lực hoạt động của tuyến sinh dục, chống lão hóa, kháng viêm, chống ung thư. Ngoài ra sâm cau còn có tác dụng cường tim làm giãn mạch vành.
Với những tác dụng trên chúng ta có thể thấy sâm cau rất tốt cho thận và hệ tim mạch và còn rất nhiều tác dụng nữa của sâm cau mà chúng ta vẫn chưa áp dụng vào đời sông sức khỏe
Dưới đây là một số bài thuốc từ sâm cau
Chúng ta có thể ngâm sâm cau với rượu hoặc sắc lên uống thay nước hàng ngày hay kết hợp với một số vị thuốc khác chữa một số bệnh
Chữa đau lưng , thần kinh suy nhược, phong thấp: 50g sâm cau thái mỏng, sao vàng, ngâm với 650ml trắng 45 độ, sau nửa tháng thì có thể dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần trong bữa ăn, mối lần 1 chén nhỏ 30ml
Với những ai không uống được rượu thì mỗi ngày lấy khoảng 30g sắc nước lên uống thay nước hàng ngày. Có thể dùng sâm tươi hoặc phơi khô đều được
Thuốc bổ dương, mạnh gân cốt: sâm cau, ba kích, đương quy, hoàng bá, tri mẫu mỗi thứ 12g dùng sắc lên uống thay nước hàng ngày mỗi ngày uống một thang hoặc có thể ngâm rượu cho tất cả các vị trên ngâm với 1,5 lít rượu sau một tuần là dùng được, mỗi ngày uống 2 lần trước bữa ăn mỗi lần uống 30ml. Dùng một tháng khi cơ thể khỏe mạnh trở lại thì nghỉ 1 tháng sau lại dùng tiếp
Ngoài ra có thể hầm sâm cau cùng với thịt lợn để bổ thận, tráng dương bằng cách lấy 15g sâm cau với 200g thịt lợn nạc hầm mềm lên rồi ăn. Sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh hơn
Điều trị liệt dương, di tinh, liệt dương: sâm cau 20g, ba kích, thục địa, phá cố chỉ, hồ đào nhục mỗi vị 16g, hồi hương 4g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày
Bên cạnh đó sâm cau có thể ngâm cùng một số động vật khác như: tắc kè 2-3 con đã làm sach, bìm bịp 1 con, sâm cau 50g tất cả ngâm với 1,5 -2 lít rượu nếp hoặc tẻ loại 50-60 độ đều được,. Ngâm trong khoảng 3 tháng trở đi là dùng được lưu ý rượu để càng lâu uống càng ngon
Mỗi ngày uống 2 lần khoảng 30ml trước bữa ăn sẽ giúp bổ thận tráng dương
Trên đây là một số tác dụng mà sâm cau đem lại, hy vọng sẽ giúp các quý ông càng trở nên sung mãn, phong độ hơn trước phái đẹp
Leave a Reply