Sản vật Lợn Hương nổi tiếng ở Cao Bằng
Lợn có lông, da màu trắng, ở phần đầu và phần mông (gốc lưng đuôi) có màu đen[3], vị trí tiếp giáp vùng lông trắng
Lợn Hương là giống lợn được nuôi phổ biến ở các huyện biên giới Việt Nam – Trung Quốc thuộc tỉnh Cao Bằng gồm Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang… Đây là một nguồn gen quý[1], được bảo tồn ở Việt Nam từ năm 2008 và ngày càng phát triển về số lượng ở Cao Bằng.
Lợn Hương có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập và nuôi phổ biến ở các huyện biên giới Việt Nam – Trung Quốc thuộc tỉnh Cao Bằng; thuộc lớp động vật có vú Maminalia, nằm trong bộ guốc chẵn Artiodactyla, thuộc họ Sllidae, chủng Sus và loài Sus domesticus.
Do sống ở vùng núi cao hiểm trở, việc thông thương rất khó khăn, người dân địa phương chỉ giao dịch, trao đổi hàng hóa tại chợ phiên, do đó lợn Hương chưa bị lai tạp nhiều. Hơn nữa, so với các giống lợn bản địa khác, thịt lợn Hương có mùi thơm đặc trưng riêng[2] nên được người dân địa phương gọi là “lợn Hương” từ xưa.
Lợn có lông, da màu trắng, ở phần đầu và phần mông (gốc lưng đuôi) có màu đen[3], vị trí tiếp giáp vùng lông trắng và lông đen có một vệt đen mờ (màu da). Lợn có đặc điểm khác hẳn với các giống lợn nội Việt Nam như: đầu to vừa phải, tai nhỏ và dựng, mặt thẳng, mõm dài, có vệt trắng chạy từ giữa trán xuống mõm, bụng thon gọn và không sệ, lưng tương đối thẳng và không võng, có 8 – 12 vú, thường là 10 vú.
Leave a Reply